5 Đặc Trưng Cơ Bản Trong Văn Hóa Giao Tiếp Hàn Quốc
Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và sự phát triển kinh tế mạnh mẽ mà còn gây ấn tượng với văn hóa giao tiếp độc đáo và phong phú. Để hiểu rõ hơn về văn hóa giao tiếp Hàn Quốc và tạo mối quan hệ tốt đẹp với người dân địa phương, hãy cùng Citta tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm Văn hóa giao tiếp?
Văn hóa giao tiếp là một khía cạnh quan trọng của nghiên cứu về văn hóa và truyền thông. Nó bao gồm tất cả các phong tục, thói quen, quy tắc và hành vi mà con người sử dụng để truyền đạt thông điệp, giao tiếp và tương tác với nhau trong một cộng đồng hay một nhóm nhất định.
Mỗi địa phương, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có các chuẩn mực văn hóa giao tiếp khác nhau. Văn hóa giao tiếp của một quốc gia cũng nói lên được sự văn minh của quốc gia đó. Hiểu biết và tôn trọng văn hóa giao tiếp là điều cần thiết để xây dựng mối quan hệ tích cực và thành công trong môi trường đa văn hóa của thế giới ngày nay.
Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của Hàn Quốc?
Trong văn hóa giao tiếp Hàn Quốc, có một số đặc trưng quan trọng mà người ta thường gặp phải khi tương tác với người Hàn Quốc. Dưới đây là một số đặc trưng chính trong văn hóa giao tiếp Hàn Quốc:
-
Văn hóa chào hỏi
Người Hàn Quốc rất coi trọng lễ phép trong giao tiếp. Đặc biệt khi gặp người lớn tuổi hoặc người có vị thế cao hơn mình, người Hàn sẽ cúi đầu để thể hiện lòng kính trọng.
Ngày xưa người Hàn Quốc thường chào hỏi bằng cách bái lạy. Tuy nhiên, cách bái lạy truyền thống đến nay chỉ còn được sử dụng vào những dịp đặc biệt như trong những ngày lễ Tết nguyên đán hay tết trung thu.
Vào ngày Tết hay Trung thu, người Hàn Quốc thường bái lạy ông bà, cha mẹ khi chào hỏi, khi cúng bái, khi đi viếng tang lễ,…
Ngày nay khi chào hỏi người Hàn quốc thường cúi đầu. Cúi đầu chào đã trở thành thói quen thường ngày và được hình thành một cách rất tự nhiên của người Hàn Quốc. Người dân Hàn Quốc quan niệm rằng: Cúi đầu chào là thể hiện sự tôn trọng của mình với người khác.
Lưu ý là khi chào hỏi thì không nên gọi tên của đối phương nếu họ không cho phép điều đó. Đây là một trong những điều mà mà chúng ta nhất định phải ghi nhớ khi nói chuyện với người Hàn Quốc.
-
Văn hóa giao tiếp ứng xử
Người Hàn Quốc sử dụng kính ngữ ở bất kì nơi đâu hay trong bất kì hoàn cảnh nào, đó là một nét đẹp văn hóa truyền thống Hàn Quốc được giữ gìn và lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Cách nói chuyện với người lớn tuổi hơn hoặc có cấp bậc cao hơn là nói chuyện với tông giọng nhỏ, dễ gần, đồng thời hơi cúi mình xuống để người đối diện không phải ngước lên để nhìn mình. Khi xưng hô, họ luôn khiêm tốn, đề cập tới bản thân với tư cách là người có vị trí thấp hơn. Gặp người lớn tuổi, bạn nên dành một chút thời gian hỏi thăm tình hình của họ bằng các câu hỏi liên quan đến sức khỏe hay những câu khen ngợi về trang phục của họ. Đây là cách giao tiếp với người lớn trong cuộc sống hằng ngày của người Hàn.
-
Văn hóa tiền bối – hậu bối
Người Hàn rất coi trọng cấp bậc trong một tập thể. Tại Việt Nam, mối quan hệ đàn anh – đàn em sẽ được nhận định dựa trên độ tuổi. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc thì quy chuẩn này lại khắt khe hơn. Những người đi trước, người thuộc thế hệ đi trước, dựa theo thâm niên, kinh nghiệm, tuổi tác,… sẽ được coi là tiền bối, và thế hệ sau gọi là hậu bối.
Do đó, văn hóa ứng xử đối với các tiền bối cũng là một trong những chuẩn mực để đánh giá đạo đức của con người trong xã hội.
-
Văn hóa trên bàn ăn
Văn hóa ăn uống của người Hàn Quốc rất coi trọng thứ bậc trong xã hội. Đặc biệt là luôn nhớ đến quy tắc “kính trên nhường dưới”. Bạn chỉ ngồi xuống sau khi người lớn tuổi hơn đã ngồi xuống. Bạn phải đợi người lớn tuổi hơn nâng đũa với thìa lên thì mới được ăn. Cũng như bạn chỉ được đứng dậy và rời khỏi bàn ăn khi người lớn tuổi hơn đã đứng dậy và rời đi trước.
Vị trí ngồi được xếp dựa trên địa vị xã hội hoặc thứ tự tuổi tác. Người có địa vị xã hội thấp nhất hoặc ít tuổi nhất thì ngồi gần cửa ra vào nhất. Đối với các trưởng bối cần phải ưu tiên ngồi phía trong. Bạn phải đợi người lớn tuổi nhất nâng đũa với thìa lên thì mới được ăn.
Khi dùng bữa với người Hàn Quốc, bạn cần tránh cắm đũa vào bát cơm, không ăn cho đến khi người lớn tuổi nhất đụng đũa, không rời bàn ăn trước người lớn tuổi.
-
Văn hóa sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Nếu như khi có người già, phụ nữ mang thai, trẻ em lên xe mà hết chỗ ưu tiên thì các thanh niên trẻ tuổi sẽ phải nhường chỗ, phép tắc đó đã đi sâu vào nét văn hóa sinh hoạt công cộng của Hàn Quốc.
Việc lên xe bus, taxi, tàu điện ngầm bạn sẽ phải xếp hàng theo thứ tự, nhường người xuống ra trước rồi mới đến lượt người lên. Đặc biệt, khi tham gia giao thông, điện thoại để ở chế độ rung, nói khẽ khi giao tiếp ở nơi công cộng, sử dụng tai nghe xem phim hay nghe nhạc để không làm ảnh hưởng tới người bên cạnh.
Hiểu rõ những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp Hàn Quốc hiện nay sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình học tập, giao lưu, hợp tác với người Hàn. Hy vọng những thông tin mà Citta chia sẻ ở trên sẽ là hành trang hữu ích để các bạn tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với người Hàn Quốc nha. Và nếu như bạn đang có ý định muốn du học Hàn Quốc, hãy tham khảo thông tin tại đây.
Thông tin liên hệ
Tại Việt Nam
- Add: Tòa C, số 1A Đức Thắng, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
- Tel: (024) 66524058
- Email: duhoccitta@citta.edu.vn
- Website: http://Citta.edu.vn/
Tại Đức
- Add: An der Lache 31-33 99086 Erfurt
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!
Bình luận facebook