Dịch vụ

DU HỌC ĐỨC VÀ NHỮNG LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH!

Ngày đăng: 06/30/2021
274 lượt xem
Lên đường du học là cơ hội rất tốt để tích luỹ kiến thức và mở mang hiểu biết. Nhưng, khó khăn cũng không ít:
Từ việc sinh sống trong một môi trường hoàn toàn mới đến việc học tập, quan hệ và đối diện với những khó khăn nơi đất khách.
Nếu bạn có dự định đi du học nước ngoài thì những thông tin dưới đây sẽ bổ ích phần nào.
Tận dụng môi trường ngôn ngữ:
Để có thể tiếp thu kiến thức, du học sinh cần phải thông thạo ngôn ngữ quốc gia mình theo học. Ngoài các lớp học tại trường, điều cực kỳ quan trọng là làm sao phải “chìm đắm” trong môi trường ngôn ngữ đó càng nhiều càng tốt.
Đây là cách học rất nhanh, vừa học ngôn ngữ vừa biết được những nét đa dạng trong cuộc sống của người dân bản xứ.
Khi sinh viên tìm hết cách thâm nhập vào dòng ngôn ngữ của người bản xứ qua các sinh hoạt, tiếp xúc họ sẽ thấy không những khả năng ngôn ngữ gia tăng mau chóng không ngờ mà tầm mắt họ còn được mở rộng rất nhiều.
Tránh “cao su” thời gian:
Ở nước ngoài, nguyên tắc đúng giờ rất được coi trọng. Điều này vừa chứng tỏ tác phong công nghiệp vừa thể hiện sự tôn trọng người hẹn. Nếu đến muộn dù chỉ 5 phút trong một cuộc phỏng vấn, bạn có thể đánh mất quyền tham dự của mình. Bất kể là bạn hỏng xe, bạn bận làm bài kiểm tra hay bạn ngủ quên, họ sẽ cho rằng bạn coi thời gian của bạn có giá trị hơn thời gian của người phỏng vấn.
Quan niệm này cũng theo cả vào trường học, bất cứ một sự trễ hẹn nào cũng bị cho là thiếu tôn trọng.
Nếu bạn chỉ nhớ một thứ, thì đó là: nếu bạn có một cuộc hẹn, hãy đến đó đúng giờ, hoặc thậm chí đến sớm. Nếu không thể đến đúng hẹn hãy luôn xin tha lỗi.
Chấp nhận những khác biệt văn hoá:
Ở Việt Nam, tình bằng hữu là một mối quan hệ hết tương đối sâu xa.
Trong khi đó, ở một số nền văn hóa khác, đôi khi, tình bằng hữu chỉ đơn thuần có nghĩa là làm cùng một số điều mà những người trong nhóm làm và cùng có chung một sở thích.
Tham gia vào các hoạt động của trường như:
thể thao, câu lạc bộ SV hoặc những công việc tại trường. Lập ra một nhóm bạn bè. Nếu có ai mời bạn dùng bữa hãy “có” . Bằng không bạn sẽ mất cơ hội.
Trường hợp không ai mời thì bạn hãy chủ động mời một ai đó. Chuẩn bị một số câu chuyện làm quen với các bạn SV bản địa, có thể là về thời tiết, thể thao, hay những ngày lễ, về các thành viên trong gia đình họ.
Cởi mở giao lưu, kết bạn:
Trong thực tế, nhiều khi các sinh viên VN ở nước ngoài thường cảm thấy dễ dàng và thoải mái hơn khi kết bạn với đồng bào của mình vì cùng văn hóa, cùng ngôn ngữ, dễ cảm thông.
Tuy nhiên, các du học sinh cũng nên lưu ý điểm này: nếu chỉ giao tiếp với đồng hương thì ở khía cạnh nào đó mình đã tự mình bỏ lỡ cơ hội quý hiếm là hội nhập, tìm hiểu thêm các nền văn hóa khác nhau, đồng thời mở rộng tầm mắt ra ngoài được nhiều hơn.
Hiện tại, ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam chủ động tham gia vào những hoạt động chung của trường, và những hoạt động dành cho sinh viên quốc tế.
Thận trọng trước sự tự do:
Khi đến học ở một nước nào đó, bạn đã tham gia vào một nền văn hoá mới rất năng động, đa dạng. Cơ hội để quen biết, để tìm hiểu có rất nhiều, đặc biệt khi sinh viên sống trong ký túc xá hoặc là thành viên của một câu lạc bộ hoặc nhóm bạn đó.
Tuy thế, mục đích tối hậu của việc du học là học chứ không phải vui chơi.
Trong khi đó, vì xa gia đình vì thấy được tự do hoàn toàn làm theo ý mình, không còn cha mẹ làng xóm kềm giữ và vì ham vui… nhiều bạn trẻ đã xao lãng chuyện học hành, thậm chí cắt đứt hẳn con đường học vấn.
Đến nỗi, có một số người sau nhiều năm ở nước ngoài, bằng cấp đâu chẳng thấy, chỉ thấy lấy được cái bằng lái xe hoặc một số bằng có thể nói là vớ vẩn nào đó không thực dụng mà cũng chẳng thực tế cho bản thân và xã hội.
Làm quen phương pháp học mới:
Ở đa số nền giáo dục nước ngoài, SV được khuyến khích ra câu hỏi và đưa ra ý kiến riêng của mình. Việc tham gia ý kiến thể hiện việc bạn chú ý nghe giảng, thích thú với bài giảng…
Đây là điều gây bỡ ngỡ đối với nhiều du học sinh Việt, vốn quen với truyền thống giáo viên nói và sinh viên chỉ nghe.
Điểm khác biệt nhất là mỗi môn đều yêu cầu sinh viên làm đề tài và thuyết trình trước lớp.
Ngoài ra, việc được học bằng sách và những tài liệu có sẵn tiết kiệm rất nhiều thời gian của SV khi không phải cặm cụi ghi bài mà thời gian đó được dành để nghe giảng, đặt và trả lời câu hỏi, và thảo luận.
Việc làm đề tài thực sự rất có ích trong việc áp dụng những kiến thức được học và cũng giúp có thêm kinh nghiệm thực tế.
Nhìn chung, những gì là biểu hiện của sự thành công trong học tập trong nền giáo dục Việt Nam có thể sẽ không đảm bảo cho sự thành công của bạn khi học tại nước ngoài.
Cho nên hãy quan sát những bạn học người địa phương và làm theo họ.
Chuẩn bị tinh thần đối mặt với những khó khăn:
Một trong những nhu cầu căn bản của con người là được quan tâm, chăm sóc. Đối với du học sinh, đặc biệt là người mới đi du học, sẽ có rất nhiều lúc cảm thấy cô đơn, lạc lõng.
Đây cũng đồng thời cũng là thời gian dễ mất định hướng.
Những lúc ấy, đòi hỏi sinh viên cần bản lĩnh.
Các bạn bè đồng hương, mối quan hệ với những người xung quanh sẽ là bệ đỡ tinh thần.
Qua thời gian học tập nơi xứ người, ngoài kiến thức, các sinh viên Việt Nam sẽ học được thêm nhiều, từ việc tự lo mọi việc, đến việc làm chủ bản thân và tự quyết, và cả những giao tiếp ngoài xã hội khác.
Và chắc chắn rằng, những kinh nghiệm ấy sẽ làm đầy hành trang khi về lại quê hương hơn gấp nhiều lần so với khi ra đi.

Thông tin liên hệ

Tại Việt Nam

  • Add: Tòa C, số 1A Đức Thắng, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • Tel: (024) 66524058
  • Email: duhoccitta@citta.edu.vn
  • Website: http://Citta.edu.vn/

Tại Đức

  • Add: An der Lache 31-33 99086 Erfurt

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

    Bình luận facebook