Dịch vụ

TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐẾN ĐỨC

Ngày đăng: 08/04/2021
257 lượt xem

Quá trình học tiếng sẽ quyết định trực tiếp đến du học nghề Đức hết bao nhiêu tiền?

Giao tiếp

  •  Cái bắt tay: Trong giao tiếp ở Đức việc bắt tay rất quan trọng, việc bắt tay thể hiện sự thân mật và mối quan hệ bền vững của cả 2 bên. Bắt tay khi gặp mặt và bắt tay khi tạm biệt.
  •  Lời cảm ơn: Ở Đức người ta sử dụng lời cảm ơn (Danke) như 1 sự tôn trọng chứ không đơn giản là sự biết ơn nữa. Dù việc nhỏ nhặt nhất chúng ta cũng nên nói lời cảm ơn để mọi người biết họ được tôn trọng và chúng ta sẽ có 1 mối quan hệ tốt hơn với họ.
  •  Khi đi lại người trước phải giữ cửa cho người sau: Điều này tuy nhỏ nhặt nhưng đủ để thể hiện mình là người lịch sự và được mọi người yêu mến
  •  Ra vào chú ý gõ cửa và đóng cửa dù ở nơi công cộng hay riêng tư: Ra vào đóng cửa là phép lịch sự cơ bản của người Đức. Người Đức rất tôn trong sự yên tĩnh và riêng tư. Vì vậy, hãy luôn hãy luôn gõ trước khi vào và đóng cửa khi ra khỏi phòng nhé!
  •  Xưng hô trong giao tiếp: Với những người lần đầu chúng ta gặp và những người có địa vị xã hội cao hơn chúng ta nên xưng hô là ngài (Sie). Và khi gọi tên phải kèm theo cả Herr hoặc Frau.( Frau Schmidt …) Điều đó thể hiện sự tôn trọng với những người mình giao tiếp.

Ăn uống

  •  Ăn hết phần thức ăn của mình: Đừng để đồ ăn thừa trên đĩa! Người Đức cho rằng, Chúa đã mang thức ăn đến cho con người và chúng là thành quả của một quá trình lao động vất vả. Vì thế, việc bỏ thừa thức ăn trên bàn là một hành động không lịch sự.
  •  Chúc ngon miệng: Khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi và bắt đầu bữa ăn thì cũng là lúc chủ nhà sẽ ngồi vào vị trí và nói lời: “Chúc mọi người ngon miệng’’ (Guten Appetit). Trên bàn tiệc cũng có những quy chuẩn nhất định. Bạn không nên ngồi nếu chưa được gia chủ mời ngồi.
  •  Sử dụng dao nĩa đúng cách: Sự dụng dao nĩa đúng cách cũng là thể hiện rằng bạn đã am hiểu về nước Đức chưa. Lúc nào chúng ta cũng cầm nĩa tay trái và dao tay phải. Khi cắt chúng ta phải quay ngược chiếc dĩa lại và đặt dao sát cạnh bên lưng của chiếc dĩa để cắt như vậy mới là đúng cách.
  •  Tiếng chép miệng: Ở Việt Nam chép miệng có thể là bình thường nhưng ở Đức thì đó là điều tối kỵ trong bữa ăn. Trong quan niệm của người Đức, tiếng chép miệng là thể hiện sự thiếu lịch sự.

Mua sắm

  •  Chủ nhật yên tĩnh: Vào ngày chủ nhật tất cả các cửa hàng ở Đức đều đóng cửa. Bởi vậy các bạn có muốn mua sắm gì thì hãy tránh ngày chủ nhật ra nhé!
  •  Ở Đức các bạn luôn phải nhớ lấy tiền trả lại nhé, vì tiền trả lại thể hiện sự tôn trọng của mình với người bán hàng.
  •  Vỏ chai ở Đức có thể đổi được: Khi chúng ta mua nước hoặc là bia thay vì vứt đi như ở Việt Nam thì ở Đức các bạn có thể mang đến Kauf để đổi hoá đơn mua hàng được.
  •  Khi chúng ta đi mua sắm ở Đức hãy luôn nhớ phải mang theo túi nhé! Ở Đức không cho túi miễn phí mà chúng ta phải trả tiền mua túi nếu chúng ta quên nó.

Công việc và học tập

  •  Thay vì học từ 8h sáng đến 5h chiều như ở Việt Nam thì ở Đức sẽ có giờ học và làm việc đặc trưng là từ 8h đến 3h chiều. Nhưng chúng ta sẽ được nghỉ ít hơn. Theo suy nghĩ của người Đức thì đó là khoảng thời gian thích hợp để chúng ta hoạt động tốt nhất
  •  Sự đúng giờ: Đúng giờ ở Đức rất quan trọng. Nếu không đi đúng giờ bạn có thể buổi học hoặc buổi làm việc hôm đó bạn sẽ bị tính là bỏ học hoặc nghỉ việc dù bạn có mặt ở đó.
  •  Luôn chú trọng hơn đến việc thực hành hơn lý thuyết: Khi học hay làm việc ở Đức, dù bạn có rất nhiều điểm tốt trên lớp hay nhiều bằng cấp thì người Đức vẫn sẽ đánh giá bạn thông qua bạn làm công việc đấy như thế nào.
  •  Đi học ở Đức là miễn phí: Dù việc đi học ở Đức là miễn phí nhưng người Đức sẽ luôn đòi hỏi bạn cao hơn thế! Nếu quá 3 lần không vượt qua được kì thi cuối năm bạn sẽ không được học ngành đó nữa.

Sinh hoạt thường nhật

  • Chụp ảnh: Ở Đức khi chúng ta sử dụng 1 bức ảnh phải được sự cho phép của người có mặt trong bức ảnh đó. Nếu bất chợt họ nhìn thấy bức ảnh của mình trên mạng xã hội mà không được sự cho phép thì rất có thể bạn sẽ bị kiện đó!
  •  Sàn nhà luôn khô ráo: Ở Đức người ta rất cấm kị việc sàn nhà bị ướt. Bởi vậy, khi sử dụng nhà tắm hay vệ sinh chung chúng ta phải luôn giữ cho sàn nhà khô ráo. Nếu có lỡ làm ướt sàn nhà hãy thì nhớ phải lau chùi cho khô nhé!
  •  Cách đóng cửa ở Đức: Ngoài những cánh cửa đóng tự động thì ở Đức cũng có những cánh cửa đóng bằng tay như ở nhà vệ sinh, nhà bếp hoặc phòng riêng. Ngoài ra, ở Đức cũng có một đặc thù là chúng ta sẽ ở những căn hộ chung bếp hoặc nhà vệ sinh. Bởi vậy khi ra vào đóng cửa hãy đóng cửa 1 cách nhẹ nhàng và không tạo ra tiếng động để tránh làm phiền người ở cùng nhé!
  •  Phân loại rác ở Đức: Khi vứt rác ở Đức phải phân loại rõ ràng nếu không sẽ bị phạt rất nặng. Trong đó:
    – Thùng màu xanh lá cây là cho Bio
    – Thùng màu xanh da trời là cho giấy hoặc bìa Carton
    – Thùng màu vàng là dùng cho các loại vỏ nhựa, thuỷ tinh.
    – Thùng màu đen là dành cho các loại rác còn lại.
  •  Nam giới phải đi vệ sinh ngồi: Ngoài những nhà vệ sinh công cộng dành riêng cho nam thì những chỗ vệ sinh chung trong gia đình nam giới đều phải đi vệ sinh ngồi. Nguyên nhân là vì ngay từ khi còn nhỏ, các bé trai ở Đức đã bố mẹ đã dạy như vậy.

Giao thông

  •  Chú ý bấm vé khi đi lại với tàu điện trong thành phố: Nếu chúng ta mua vé ở ngoài để đi hoặc vé không có ngày tháng, thời gian cụ thể thì khi lên tàu điện nhớ chú ý bấm vé. Nếu không bạn có thể sẽ bị phạt rất nặng đấy.
  • Không phải vé nào cũng đi được tàu nhanh ICE hoặc IC: Có rất nhiều bạn mới sang mua những vé như vé bang hoặc vé toàn nước Đức. Tuy nhiên, những vé này chỉ có hiệu lực trên tàu thường mà không có hiệu lực trên tàu nhanh. Các bạn nhớ chú ý đọc trước vé của mình sau khi mua xem nó có hiệu lực với những loại tàu nào nhé!
  •  Xe đạp ở Đức: Ở Đức phần lớn học sinh sử dụng phương tiện là xe đạp để tham gia giao thông. Việc đi xe đạp ở Đức sẽ có luật riêng và có phần đường dành riêng cho xe đạp. Khi sử dụng xe đạp hãy nhớ chỉ đi trên vỉa hè và phần đường của mình thôi nhé!
  • Ngoài ra ở Đức lúc nào cũng có những chỗ khoá xe công cộng cho những người đi xe đạp như ở Bahnhof, ở trường học hay công viên…Đừng quên lúc nào cũng phải mang theo khoá xe nhé. Ngoài ra, xe đạp bên Đức chỉ được 1 người đi thôi và không được phép ngồi thêm người thứ 2.

Thông tin liên hệ

Tại Việt Nam

  • Add: Tòa C, số 1A Đức Thắng, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • Tel: (024) 66524058
  • Email: duhoccitta@citta.edu.vn
  • Website: http://Citta.edu.vn/

Tại Đức

  • Add: An der Lache 31-33 99086 Erfurt

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

    Bình luận facebook